Thứ Ba, 26 tháng 8, 2014

Trong thế giới hội nhập ngành kế toán ngày càng phát triển thu hút rất nhiều học sinh - sinh viên quan tâm tới ngành kế toán. Kế toán là bộ phận không thể thiếu ở tất cả các đơn vị tổ chức. Vì vậy thị trường việc làm của nghề này rất rộng lớn. Nghề này đòi hỏi bạn phải trung thực, cẩn thận, năng nổ, tư duy tốt…
Nghề kế toán 


I.  Định nghĩa về nghề kế toán

Bạn đã được dạy nghề kế toán chưa, bạn hiểu gì về nghề kế toán? Nghề kế toán là nghệ thuật thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về toàn bộ tài sản và sự chuyển động của tài sản (hay là toàn bộ thông tin về tài sản và các hoạt động kinh tế tài chính) trong doanh nghiệp nhằm cung cấp những thông tin hữu ích cho việc ra các quyết định về kinh tế – xã hội và đánh giá hiệu quả của các hoạt động trong doanh nghiệp.
Để cung cấp thông tin về kinh tế tài chính thực sự hữu dụng về một doanh nghiệp, cần có một số công cụ theo dõi những hoạt động kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp, trên cơ sở đó tổng hợp các kết quả thành các bản báo cáo kế toán. Những phương pháp mà một doanh nghiệp sử dụng để ghi chép và tổng hợp thành các báo cáo kế toán định kỳ tạo thành hệ thống kế toán.

II. Học kế toán và công việc của kế toán viên?

Như các bạn biết ở trên kế toán quan trọng là vậy. Nên việc làm của nghề này rất rộng lớn. Để học kế toán giỏi đầu tiên yêu càu bạn cần có đam mê với những con số. Nghề này đòi hỏi bạn phải trung thực, cẩn thận, năng động, sáng tạo…
Mỗi đơn vị, tổ chức trong xã hội đều phải có một lượng tài sản nhất định để tiến hành các hoạt động. Trong quá trình hoạt động, đơn vị tham gia các hoạt động như: trả lương, mua hàng, bán hàng, sản xuất, vay vốn đầu tư… Các hoạt động đó gọi là hoạt động kinh tế tài chính.

Học kế toán
Sau khi kết thúc khóa học kế toán tại trường các bạn nên tham gia thêm các khóa học kế toán ngắn hạn nhằm cung cấp thêm kiến thức về ngành nghề cho bản thân, đồng thời có thêm kinh nghiệm trong thực tế.
Tham gia học kế toán tại Trung tâm GEC các bạn được thực hiện trên các chứng từ sống của các doanh nghiệp.
Cấp thủ trưởng của đơn vị cần thu nhận thông tin về kế toán để giải quyết các câu hỏi: Sản xuất mặt hàng nào? Giá bán là bao nhiêu? Hoạt động của đơn vị có lãi hay không? Tài sản của đơn vị còn bao nhiêu?…

III. Họat động của bộ phận kế toán

Kế toán sẽ cung cấp cho họ những câu trả lời đó thông qua các hoạt động:
1. Thu nhận: Ghi chép lại các hoạt động kinh tế vào các chứng từ kế toán
 2. Xử lý: Hệ thống hóa các thông tin từ chứng từ kế toán vào sổ sách kế toán.
3. Cung cấp: Tổng hợp số liệu để lập các báo cáo kế toán.
Trên cơ sở các báo cáo kế toán mà người quản lý cũng như những người quan tâm đến hoạt động kinh tế tài chính của đơn vị (người cho vay, ngân hàng, nhà đầu tư) đề ra các quyết định đúng đắn mang lại hiệu quả cao nhất. Chi tiết tại website: gec.edu.vn
Một nghề “xa mà… gần, gần… mà xa”, có thể nói về nghề này như thế! Gần là bởi mọi tổ chức đơn vị đều có bộ phận kế toán vì người quản lý trực tiếp ở đơn vị cũng như các cơ quan quản lý kinh tế tài chính của Nhà nước đều phải cần đến các thông tin kế toán.
Các bạn chắc đã nghe nhiều tới những từ liên quan tới nghề này như: kế toán trưởng, chứng từ, sổ sách kế toán. Thế nhưng xa là vì thông tin về hoạt động kinh tế của đơn vị thường không thể nói cho nhiều người biết được thậm chí còn là những “bí mật kinh doanh”.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét